Hôm nay ăn cơm tối, cơm ngày một cữ, lúc 10 giờ tối, gỏi đu đủ chả (giò lụa Asian Best) và cá kho chấm nước cá kho dầm ớt.

Gỏi Đu Đủ Chả Lụa

(Nộm Đu Đủ Giò Lụa)

Món ngon của tui. Không ngon cũng không được. Tự mình khen mình ấy mà.

Thành phần nguyên liệu:


Chán quá, chán quá, nói hoài, nói mãi...
Việt Nam vẫn còn là cộng sản, vẫn là "con đường đi lên chủ nghĩa xã hội"
là ở đâu? Disney World? Disney Land? Gator Land? trên chị hằng?
  • đu đủ mỏ vịt vào (1.5 lb)
  • chả lụa (1 khoanh tròn)
  • nước mắm
  • đường
  • giấm
  • rau sống: rau thơm/húng cay, rau tía tô, rau dấp cá

Cách làm:

  • Cho đường + giấm + nước mắm vào cái chén quậy cho tan, chan lên đu đủ vào, trộn đều, xắt rau sống để lên, xắt chả để lên. Xong xuôi, ăn.
  • Khi ăn có thể chấm thêm nước mắm pha hay nước thịt hoặc nước cá kho. Ăn không cần chấm cũng được.

Xong một bữa ăn, một bữa tối, một ngày…

Chú thích:

  • muỗng – dùng muỗng canh ăn/muỗng ăn phở = 1 tablespoon = 15 ml
  • đu đủ – của đứa em cho, để tủ lạnh, vào mấy hôm trước rồi quấn giấy kiến để tủ lạnh
  • giò lụa – giò lụa Asian Best 1 khoanh, xắt miếng, hôm hổm đi ra chợ Việt Nam ở downtown mua nhan, sẳn ghé chợ tàu rồi mua nó
  • nước mắm – nước mắm nhỉ Hải Yến X.O. 40 độ đạm, chai nước mắm này mua năm ngoái, 2020, giữa tháng 8, lúc đó gom hầu hết tất cả các loại nước mắm có trong chợ chỉ trừ nước mắm mực Việt Nam thôi, gôm về coi ba ăn được cái nào, ăn tới nay mới hết có một chai nước mắm Thái và nữa chai nước mắm mực Thái/loại rẽ tiền nhất, chắc số còn lại ăn vài ba năm nữa nếu không ăn nước mắm hay kho thường
  • đường – đường cát Mễ (Mexico) mua ở Walmart
  • giấm – giấm Phi/Philippines Silver Swan Coconut Vinegar 5% natural acidity, mua ở chợ Á Đông. Giấm này cũng mua năm ngoái một lượt với nước mắm luôn, còn mấy chay nữa, chay này mới khui. Nói đúng ra là còn mấy thùng giấm Heinz nữa. Khi bắt đầu Mỹ có đại dịch CO-VID 19, tui kêu thằng em mua, nó mua ở Restaurant Depot nguyên thùng, trong đó có tới 6 thùng mũ (1 thùng = 1 Gal/3.78 L). Nó lấy một thùng, tui lấy ra sử dụng một thùng. Rửa thịt, dưa, làm này làm nọ mà chưa hết một thùng. Lúc đó mua phòng hờ khi cần. Chuyến này cho uống đã luôn. Sài tà tà chắc dâm ba năm thôi đâu có gì big deal hé
  • rau sống – hôm dọn dẹp vườn, hái vào rồi rửa để vào tủ lạnh, khi ăn gì thì lấy ăn
  • ớt – ớt do ba trồng sau nhà, mấy năm rồi ba trồng ớt nó tự dưng không cho trái nhiều, cho vài trái mà đèo, ớt hay bị rầy chết. Lúc trước ba trồng ớt sai trái lắm, tự dưng tồi tệ, sau khi ba đi nó lại cho rất nhiều trái…
  • cá kho – khởi đầu nồi cá kho là 1 con cá jack kho với nước chua từ ngâm xoài sống (xoài + muối) và muối, nước mắm… con cá 4 lbs, cắt ra làm 4 (cái đầu, cái đuôi, 2 khúc mình), ăn hết phân nữa cảm thấy nó mặn quá, lấy 2 cái đầu cá jack mà hôm làm khô cá jack, đầu của nó cất vào tủ đá, cho vào kho + miếng đường cát + miếng nước. Ăn một lần, ngày kế cho nước soup bún riêu ăn hết bún hết rau mà làm biếng luột bún và bào rau muống hay bắp chuối. Bún riêu này của bên thằng em mang cho ăn, nó gồm có chả lụa, chả cá chiên, sườn heo và thịt, trứng cút, tàu hủ chiên, riêu, củ cải trắng… vào kho tiếp. Kết quả ăn cũng ngon, không còn nặng mùi cá hay mặn muối hay nước mắm nữa. Khi hâm trong nhà cũng không còn nặc mùi cá mắm nữa. Đến hôm nay ăn còn nữa khúc mình, tàu hủ chiên, củ cải trắng, thịt cá vụng …

Câu hỏi là ăn xong hết phần cá còn lại rồi thì sao? tiếp tục cho thứ khác vào hay sao? Câu trả lời là chưa biết, tùy hứng… ai muốn biết kế tiếp thì nhớ trở lại theo dõi…

Gỏi đu đủ chưa ăn hết, còn khoảng 4/5, cho vào bọc ziploc, cho vào tủ lạnh… khà khà khà.

Ủa ghé chợ Việt Nam, sao không mua ở đó mà mua ở chợ Tàu? Sao kỳ vậy?

Nói thiệt nhe, nhà tui lâu lắm rồi không có dám mua chả lụa nhập từ tiểu bang khác về để tủ đá ở chợ Việt Nam, sợ lắm, không biết nó ở đó/trong tủ đá bao lâu nữa. Cái chợ tàu này tui mua là nó mới, nó có nhiều chi nhánh trên nước Mỹ, ông nội nó cũng không dám bán đồ để quá lâu vì bao nhiêu con mắt dòm ngó nó, canh chừng nó. Chợ này hình như chợ có stock, chắc nó của người ở Trung Quốc. Nếu của Trung Quốc thì mọi người biết rồi, còn có Tàu Đài Loan, Tàu Hồng Kông, Tàu lâu đời theo dõi nó. Không phải mấy cái này mà tui mua ở đó. Qua bao nhiêu lần đi chợ với ba, tui để ý, dòm ngó, biết cái nào mới về và về bao lâu. Đồ đông đá họ về hàng tuần, về là họ chất ra đó không có để trong kho. Họ cũng tuân thủ theo luật an toàn thực phẩm lắm như tui thấy bánh cuốn nóng về họ để gần quầy tính tiền bán, khoảng 3 tiếng/3 tiếng mấy là họ đem vào tủ lạnh để. Theo em tui làm bên nhà hàng khách sạn thì luật an toàn thực phẩm của Mỹ là đồ ăn chín không có để bên ngoài quá 4 tiếng đồng hồ. Còn chợ Việt Nam thì ôi thôi, thường chủ là họ không có học hành tới đâu hoặc không có background về nhà hàng khách sạn, họ để bên ngoài từ sáng đến chiều tối, gần chỗ người đi qua đi lại, không những vậy họ còn để dưới đất nữa. Nhiều lúc tui và ba chứng kiến cảnh nhân viên họ liệng/quăng mấy vĩ bánh mà người ta bỏ cho họ bán, họ quăng vào giõ để đem vào trong mà như quăng thùng rát vậy, giõ thì để dưới đất. Họ không tôn trọng đồ ăn, không tôn trọng người làm ra/gởi bán… Cái quan trọng nhất là họ không tôn trọng khách hàng đặc biệt là những người khách bỏ tiền ra mua mấy món ăn vặt/ăn chơi đó.

Có lần, khoảng tết 2018, hai cha con đi chợ Việt Nam, tui thì không có mua gì ở chợ Việt Nam vì chợ này bán đồ rất mắc, mắc hơn tất cả các chợ Việt Nam khác mà mấy chợ Việt Nam khác thì bán mắc hơn chợ Tàu. Đi chợ thì ba muốn mua gì thì mua còn tui thì thích đi chơi xem đồ đạc và cách mua bán của họ. Thường thường thì ba hay mua hột giống. Trước kia ba hay mua bánh dầu chéo quẫy và bánh tiêu. Hôm đó ba đi một vòng không có gì để mua, ba bèn lấy hai cái bánh chưng nhỏ đưa cho tui tính tiền. Nhiệm vụ của tui đi chợ Việt Nam với ba là tính tiền mà tiền là tiền của ba đưa 🙂 🙂 🙂 Ba thì đi vào chợ nào/nơi nào người ta mua bán là khi ra ba phải mua cái gì đó cho người ta chớ không ra tay không. Có nhiều lúc tui rủ ba tui đi chơi, ba nói đâu có mua gì mà đi, tui nói mình đâu cần phải mua khi vào tiệm, ba nói chỗ người ta mua bán, không mua vào đó làm gì… Chợ hôm đó vắng, không có một bóng khách, nhìn tới nhìn lui chỉ có hai cha con và đám nhân viên nhàn rỗi của chợ này thôi.

Trở lại chuyện hai cái chưng nhỏ. Ăn xong hai cái bánh đó thì sao? Thế là sau khi hai cha con ăn 2 cái bánh xong, bịnh, bịnh on/off kéo dài gần một tháng. Đó là lần đầu tiên tui bịnh kéo dài lâu đến thế, bớt rồi vài ba hôm bị lại, ba cũng vậy. Không biết có phải từ đó mà hệ miễn nhiễm của ba bị xuống không nữa. Người trẻ thì có thể phục hồi dễ dàng, còn người già mà bị mà lại ngay mùa lạnh nữa đặc biệt là ở Orlando, Florida, lúc đó, có ngày, hôm thì nóng, qua hôm sau thì lạnh, lạnh rồi nóng, nóng rồi lạnh, vậy hoài mới khổ. Lúc đó tui đâu có biết hay để ý hay suy nghĩ nhiều vấn đề này, giờ biết/nhớ ra rồi thì sao?

Chuyện bánh dầu chéo quẫy, bánh tiêu. Sau nhiều lần đi chợ, để ý và phát hiện bánh này họ để bên ngoài chên hên, không đậy cả ngày mà lại ngay luồn gió thổi từ phía sau thùng rát hôi rình, thúi ùm thổi vào mỗi khi có người vào chợ, cửa tự động mở ra. Tui không cho ba tui mua ăn nữa, cộng thêm rất nhiều dầu. Mỗi khi tui dùng giấy paper towel của Mỹ bó cái bánh dầu chéo quẫy một cái là thấm ướt mà là ướt sũng (tiếng của Bắc Kỳ con mà tui có lần nghe), nhiễu không cần vắt luôn. Còn nữa, sau này tui thấy ruồi đậu ngay trên mấy chiếc bánh. Khi nhân viên thấy, có khách ở đó, họ lấy miếng giấy paper towel quấn lại rồi phủi nhẹ một cái rồi thôi. Khi nhân viên không có ở đó thì mặt sức mà mấy con ruồi enjoy dầu chéo quẫy bánh tiêu. Nó ăn trước khách, ăn không cần trả tiền… Tôi biết ba rất muốn ăn dầu chéo quẩy, tui thì muốn ăn bánh tiêu nên bèn có hôm nhã ý với bà chủ là “chị, sao mình không để bánh tiêu, bánh dầu chéo quẫy vào tủ hay đậy lại, không bụi”. Tui nói đến tủ vì họ có nguyên dãi tủ kiến bán bánh họ làm. Tui nhận được trả lời là “bánh của người ta gởi bán chớ không phải của chị làm”. Bó tay chấm cơm luôn, bánh người ta gởi bán, chị ăn huê hồng/hoa hồng cũng không ích đâu, ích nhất là một một. Bánh họ làm họ bán được để trong tủ kiến là bánh Hồng Kông, nhưng bánh Hồng Kông này được như bánh Hồng Kông không thì tui không biết vì tui chưa bao giờ ăn bánh do người Hồng Kông thật sự ở Hồng Kông làm. Chắc ăn là nó không được một gót của “Hồng Kông bên hong Chợ Lớn” rùi, bánh dỡ khẹt. Bánh họ làm là theo phong trào, phong trào thập niên 90, phong trào phim Tàu Hồng Kông, phong trào dân tị nạn Việt Nam qua ồ ạt, dân tị nạn bị cộng sản làm không có ăn, không có mặc… bấy nhiêu năm.

Vì tui có ý định không có mua gì cho nên khi ra đó, trong lúc đứng đợi ba, tui hay đứng gần quầy tính tiền quan sát người mua, kẻ bán, nên tui biết rất rành ai sẽ õm những món hàng đắc tiền đặc biệt là các món ăn chơi nhập từ Việt Nam. Những món mà là đồ bỏ ngày xưa bây giờ được VNCS nâng cấp lên tầm quốc gia là đặc sản. Bây giờ nó là con cờ để cho các các tiệm khứa cổ những kẻ ngu hoặc những kẻ làm tiền không mệt mõi/lườn gạt hay bóc lột người khác hay tỏ ra ta đây ta san ta chảnh hoặc không biết giá trị của món đồ/món hàng mình mua có đáng không. Nói đến các món đồ ăn chơi, ăn vặt, không cần thiết đó thì thế hệ ba tui, thế hệ thứ nhất, thế hệ đến Mỹ trể, thế hệ không có cơ hội làm được đồng lương cao hay việc làm nhẹ nhàn, nhàn hạ, thế hệ cố gắng làm/giữ việc làm để duy trì mái che đầu cho con cái và có nơi ăn chốn ở cho đám con cháu ở Việt Nam qua/qua du học nếu có cơ hội, họ thường thường làm có một chỗ cho đến lúc nghỉ hưu, thì không bao giờ mua. Đối với họ là họ, con cái họ, gia đình họ thoát khỏi cộng sản là tất cả rồi, không màn những thứ khác, thì không bao giờ rớ tới hay có ý định mua mấy món nhập khẩu từ Việt Nam mà không cần thiết đó vì họ thừa biết mấy thứ đó là làm giàu cho Tàu (tụi trading) và các chủ tiệm. Khi mấy chủ tiệm này có dâm ba đồng rồi về làm Việt Kiều yêu nước mà khi đi là kẻ phản động. Phần đông mấy chủ tiệm Việt Nam là nhóm tị nạn Cộng Sản Việt Nam có nguồn gốc đi từ tàu sắt tàu cây năm 1978… Qua đây họ mới có tiền mở tiệm với khẩu hiệu “đồng hương”. Người gốc Tàu họ rất thích mấy chữ có chữ “hương” như “đồng hương”, “minh hương” v.v… vì có mấy chữ đó mới thu khách được/thu tiền người ta. Khi nghe được mấy chữ có chữ “đồng hương”, khách hàng quên đi mình là miếng mồi béo bỗ, thấy ấm cúng, bà chủ/ông chủ quá tốt, quá ân cần, quá nhiệt tình… Nói thiệt chớ nhóm người từ Việt Nam thật sự đi tị nạn cộng sản không thể nào qua đây có tiền mở chợ, mở tiệm vàng, v.v… được.

Còn nói đến chợ Việt Nam thì thường vắng tanh như chùa bà đanh. Số nhân viên nhiều hơn số khách gấp mấy lần. Chợ Việt Nam thường nhỏ xíu mà có một đống nhân viên. Sợ số nhân viên còn nhiều hơn chợ người ta lớn năm bảy lần. Khi khách hỏi cái gì thì trả lời cọc lóc hay cần gì thì mặt một đống, quần quằn, khó chịu… Riết rồi người ta không ai dám hỏi luôn, thấy mua được gì thì mua. Còn nữa, đồ bán họ không có để giá cả gì hết. Có nhiều em làm leo, mấy em nhí nha nhí nhảnh chụp đại, lấy ra tính tiền… mua ra tính tiền vài trăm đô mà mua chẳng có gì cả. Trái xoài nhập từ Việt Nam qua gần $17 đô/$400 ngàn đồng Việt Nam một trái, $9 một lb, 1 lb = 454 g, mà tỉnh veo. Chắc có lẽ làm nail tiền nhiều quá không có chỗ để, chỗ sài cho nên mấy em, mấy thiếm không đau. Cho nên mấy chủ tiệm Việt Nam khoái mấy em mấy thiếm làm nail lắm. Khi mấy người này vào là họ chị chị em em, ngọt sớt, ngọt hơn đường, hơn đường mía lao nữa. Khi mấy ẽm vào một cái là những khách khác quên đi, đừng hòng có cơ hội hỏi chuyện hay hỏi giá hay hỏi đồ đạc gì hết bao gồm đứng chờ đợi mấy ẽm ra rồi thì mới tới phiên mình được tính tiền. Thường thường tính tiền xong bà chủ còn giữ chân mấy ẽm lại hỏi chuyện, hỏi thăm cái này cái nọ như là hổm về Việt Nam chơi có vui hong. Rất trắng trợn, không cần nằm vùng mới biết đâu. Còn chủ tiệm vào nữa thì ôi thôi khỏi nói luôn rồi.

Chú ý:

  • $1 đô Mỹ = 23,050.00 đồng Việt Nam (giá của ngày 13/5/2021)
  • $17 U.S.D = 391850.00 VND
  • $9 United States Dollar = $207450.00 Vietnamese Đồng
  • VND = Vietnamese Dongs

Người viết:
VN / Một Người Việt ở Mỹ
Ăn vừa xong là viết liền, chưa dọn bàn luôn.
Wednesday, May 12, 2021

Leave a Reply